0 GIỎ HÀNG
Giỏ hàng của bạn chưa có sản phẩm nào!
Danh mục

Một số thành phần hóa học trong ly cà phê

Cà phê là loại thức uống phổ biến và được nhiều người sử dụng trên toàn đất nước Việt Nam và thế giới, bởi lẽ vậy những người tuy không thể sử dụng cà phê cũng không cảm thấy xa lạ với loại thức uống này. Tuy đã quen thuộc như vậy nhưng các bạn có bao giờ thắc mắc những thành phần hóa học trong ly cà phê hay không? Nếu có thì bài viết này sẽ giải đáp cho bạn về thành phần có trong mỗi ly cà phê.

Thành phần hóa học trong ly cà phê

Trong mỗi ly cà phê sẽ có rất nhiều các thành phần hóa học khác nhau, dưới đây sẽ nêu ra một số thành phần hóa học chính thường có trong mỗi tách cà phê.

Caffeine

Đây là thành phần đầu tiên và là thành phần không thể thiếu của cà phê, đây chính là thành phần hóa học được nhiều người biết đến. Mỗi khi nhắc đến những thực phẩm có caffeine thì cà phê chính là loại hạt được nhớ đến đầu tiên.

Caffeine là một alkaloid có công thức hóa học là C8H10O2N4.H2O, cafein khan chứa 28,8%N. Loại thành phần hóa học này cũng có trong lá, hàm lượng thay đổi vào trong khoảng giao động từ 0,5-1% chất khô. Caffeine cũng có trong vỏ của hạt tuy nhiên trong phần nhân là nơi tập trung nhiều nhất lượng cafeine

Protein và Acid Amin

Hàm lượng Protein có thể thay đổi đối với loại cafe, đối với hạt khô loại Arabica là 9,2% , Robusta là 9,5% . Protein trong cà có chứa những chất hòa tan trong nước và chiến khoảng 5% (Albumin) và chất không tan trong nước. 

Hàm lượng acid amin không khác nhiều giữa 2 loại Robusta và Arabica. Ở quá trình trữ hạt cà phê, do sự tăng nhiệt độ khối lượng hạt cũng có sự phân giải protein và mất acid amin cùng với lượng đường khiên cà phê chuyển sang màu nâu, giảm chất lượng nước khi pha. Quá trình rang xay cũng có khả năng làm giảm acid amin, thành phần này góp phần trực tiếp tạo chất hương thơm và trong việc có một số hương thơm quan trọng của nước pha.

Enzyme

Cà phê hay các bộ phận khác của cây cũng chứa một lượng lớn enzyme. Một số loại enzyme như protease, lipase, β-glucosidase,… thành phần này làm tăng hoạt động trong quá trình chế biến, tồn trữ và có thể làm cho các sản phẩm tốt hơn như tạo ra các aglycone, acid béo tự do, acid amin tự do ảnh hưởng đến nước pha.

Polyphenol oxidase (PPO) kết chặt vào màng tế bào và chúng hoạt động. PPO là thành phần hóa học có trong vỏ cà phê, lớp ngoài và hạt. Polyphenol oxidase là một chỉ tiêu quan trọng để có thể dự đoán chất lượng của  hạt. 

Một số thành phần hóa học trong ly cà phê

Carbohydrate

Đây là thành phần có phân khối nhỏ, tan trong nước và 80% tan trong ethanol. Hàm lượng của thành phần này có thể giảm đi trong quá trình bảo quản khi ở nhiệt độc cao cùng với sự biến màu làm giảm đi chất lượng của nước khi pha. 

Lipid 

Hàm lượng lipid thô trong cà phê robusta thấp hơn nhiều so với Arabica, hàm lượng chất hóa học này cũng có thể thay đổi của cùng một loại hạt với địa điểm nuôi trồng có yếu tố khác nhau. Trong quá trình rang khi đến nhiệt độ nhất định lượng lipid bao quanh bề mặt có thể làm hạn chế và mất đi mùi thơm và giảm từ 1-2% lipid 

Các Acid hữu cơ

Hàm lượng acid chlorogenic (CGA) trong nhân ở cà phê Robusta là 10%, Arabica là 5%. Trong quá trình chế biến không ảnh hưởng nhiều đến hàm lượng CGA. Ngoài ra có có một số loại acid khác như: acid malic 0,5%, acid oxalic 0,2%, acid tartaric 0,4%, acid citric 0,5%

Trên đây là một số thành phần hóa học trong ly cà phê, để có được một ly cà phê đủ chất lượng thì đó cũng là những thành phần không thể thiếu. Các thành phần hóa học cũng sẽ có thể giảm do quá trình chế biến.

Thông tin về thành phần hóa học trong ly cà phê mong rằng sẽ giúp bạn hiểu hơn về những ly thức uống được tiêu thụ hàng ngày và phổ biến trên toàn Việt Nam.

Tên Công ty: CÔNG TY TNHH ANNA COFFEE

Địa chỉ: 616 Lê Thị Riêng, P. Thới An, Q.12, Tp.HCM

Điện thoại: 07 668 668 89 - (028)668 668 89 – 0966.029.889

Email: cskh@annacoffee.vn / cskh.annacoffee@gmail.com

FB: Anna Coffee Việt Nam

Một số thành phần hóa học trong ly cà phê