0 GIỎ HÀNG
Giỏ hàng của bạn chưa có sản phẩm nào!
Danh mục

17 KINH NGHIỆM GIÚP BẠN MỞ QUÁN CÀ PHÊ THÀNH CÔNG

Kinh doanh quán cà phê là một trong những công việc hấp dẫn. Nó là sự kết nối giữa niềm đam mê cà phê, yêu thích không gian đẹp và sở thích kinh doanh. Tuy nhiên từ ý tưởng mở quán cà phê đến hiện thực là một quá trình, đôi khi chúng ta không biết phải bắt đầu từ đâu. Trong bài viết này, Anna sẽ hướng dẫn bạn 17 bước cần chuẩn bị để mở quán cà phê. Qua đó giúp bạn có những kế hoạch ban đầu trong hành trình thực hiện đam mê của mình. 

1. Yêu thích và có kiến thức về cà phê 

Kinh doanh bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào, người làm chủ cần phải có sự am hiểu về sản phẩm và yêu thích nó. Đối với cà phê cũng vậy, bạn phải thật sự hiểu về tính chất của các loại cà phê.

Đơn giản nhất, bạn cần hiểu về đặc tính các dòng cà phê Arabica, Robusta. Hiểu về hương thơm và hàm lượng caffein trong mỗi dòng này. Từ đó bạn sẽ có cách phối trộn tạo ra một loại cà phê đặc trưng cho quán, hoặc bạn cũng có thể phối trộn theo gu của những khách hàng đặc biệt.

Để làm được điều đó ngoài việc tìm hiểu kiến thức cà phê, bạn nên thưởng thức và tự mình nhận ra cái ngon và nét đặc thù của cà phê từ đó có phương án lựa chọn cà phê ngon cho quán của mình.

(Hiểu về cà phê là một lợi thế lớn để mở quán cafe thành công)

Ngoài ra, bạn cần trang bị cho mình kiến thức nhận biết chất lượng cà phê, cà phê sạch nguyên chất và chuẩn thông qua bạn bè, người có chuyên môn hoặc qua đào tạo tại các trung tâm. 

2. Hiểu về các dụng cụ pha cà phê cần thiết

Bạn muốn trở thành chủ quán cà phê thì chắc chắn cần phải nắm được quán cà phê của mình cần những dụng cụ pha chế như thế nào để mua sắm đồ dùng dụng cụ phục vụ công việc pha chế tốt nhất.

Khi bạn nghĩ về quán cà phê hiện đại, một số dụng cụ cần thiết cần phải hiểu đặc tính để có lựa chọn đúng: máy xay cà phê, bộ syphon, bộ pha pour over..

(Hiểu biết về dụng cụ pha cà phê giúp bạn cân đối được chi phí mở quán cà phê tốt hơn)

Nếu kinh doanh cà phê truyền thống, bạn cần hiểu về phin pha cà phê. Trên thị trường hiện tại có 3 loai phin chính: phin nhôm, phin inox và phin sứ. Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng và việc lựa chọn phin tùy vào phong cách của quán cafe.

3. Biết một số phương pháp pha chế cà phê

Để mở quán cà phê, chắc chắn bạn nên thuê nhân viên pha chế để thực hiện công việc. Tuy nhiên, theo chúng tôi bạn cần biết các phương pháp pha chế để có thể lên chọn mô hình kinh doanh và lên menu thức uống cho quán.

Hiện nay có rất nhiều cách pha chế cà phê nhưng tựu trung lại có 4 phương pháp pha chính: pha cà phê bằng cách đun sôi, pha bằng cách ngâm, pha cà phê bằng áp suất, pha cà phê bằng phin nhỏ giọt.

Trong đó pha cà phê bằng cách đun sôi phổ biến ở một số nước châu Phi và các nước Trung Đông, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ. Pha cà phê theo kiểu ngâm gồm có: Press French, Aeropress..

Pha cà phê bằng áp suất đặc trưng nhất là Espresso. Từ nguyên lý tách chiết dựa vào nhiệt độ và áp suất, các Barista có thể chế biến ra nhiều loại cà phê khác nhau: Capuchino, Latte…

biết về pha chế cà phê

(Biết pha chế cà phê căn bản giúp bạn định hình phong cách và lên thực đơn cho quán cà phê của mình).

Pha cà phê phin là cách pha truyền thống của Việt Nam. Từ cà phê phin có thể biến tấu thành nhiều loại cà phê như: đen nóng đen đá, cà phê sữa, thậm chí là cà phê trứng.

Tóm lại, nắm được cách pha cà phê sẽ giúp bạn định hình được loại hình cà phê mình muốn kinh doanh. Hơn nữa bạn có thể làm phong phú thêm cho thực đơn thức uống của mình.

4. Nghiên cứu thị trường trước khi mở quán cà phê

Một trong các bí quyết kinh doanh thành công đó là nghiên cứu thị trường. Đối với nghiên cứu thị trường mở quán cà phê bạn cần quan tâm hai yếu tố chính: khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh là các quán cà phê bên cạnh.

Xác định khách hàng tiềm năng là yếu tố đầu tiên mà bạn cần quan tâm khi kinh doanh quán cà phê. Đây cũng chính là yếu tố giúp bạn định hình được hình thức kinh doanh của quán, màu sắc chủ đạo và không gian thiết kế. 

Những lỗ hổng của các phương pháp khảo sát thị trường truyền thống

(Nghiên cứu thị trường là bước không thể bỏ qua khi kinh doanh cà phê)

Ngoài nghiên cứu khách hàng thì đối thủ cũng là yếu tố bạn cần phải nghiên cứu. Bạn hãy khảo sát xem những quán cafe “hút khách” đang kinh doanh gì? Có gì độc đáo không? Yếu tố nào quán đông khách đến vậy? Từ các thông tin đó, bạn có thể tìm ra thị trường ngách cho riêng mình hoặc làm tốt hơn, khắc phục được những yếu điểm của đối thủ.

5. Lập kế hoạch kinh doanh quán cafe

Khi bạn hiểu cơ bản về cà phê, biết được một số phương pháp pha chế, đánh giá được thị trường thì đây là lúc bạn có thể sẵn sàng mở quán cà phê. Tuy nhiên để khởi động việc mở quán và kinh doanh thành công bạn cần lập kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch cần lập càng chi tiết sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro khi mở quán cafe. 

Kế hoạch kinh doanh này đề cập cách và cách bước bạn mở quán cà phê như thế nào. Trong đó bao gồm từ khâu xác định đối tượng khách hàng, mở quán đến tính toán các chi phí và ước tính thời gian thu hồi vốn. 

lập kế hoạch mở quán cafe

(Kế hoạch kinh doanh càng chi tiết càng giảm thiểu rủi ro khi bạn mở quán cafe)

Bạn có thể tham khảo quy trình mở quán cà phê của chúng tôi. Trong đó bao gồm rất nhiều loại hình kinh doanh, từ kinh doanh cafe thuần túy đến cà phê rang xay và quán cafe hiện đại

6. Lên ý tưởng và chọn mô hình quán cà phê 

Khi bạn thực sự muốn mở quán cà phê thì việc lựa chọn mô hình quán cà phê chính là yếu tố quyết định đến phong cách và đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến.

Hiện nay có rất nhiều kiểu quán cà phê cho bạn lựa chọn khi có ý định mở quán cà phê và kinh doanh mặt hàng này tiêu biểu phải  kể đến như quán cà phê Take Away, cà phê container, quán cà phê thương hiệu, cà phê ca nhạc, cà phê sân vườn…

(Cần chọn mô hình quán cà phê phù hợp với loại hình kinh doanh của bạn)

Việc xác định rõ  mô hình quán cà phê ngay từ đầu sẽ giúp bạn định hướng được chọn địa điểm mở quán thích hợp, khoanh vùng được đối tượng khách hàng tiềm năng.

7. Dự trù chi phí cho việc mở quán cà phê

Mở quán cà phê cần bao nhiêu vốn là vấn đề suy nghĩ đối với mỗi người chuẩn bị kinh doanh cà phê. Đúng như vậy,  để bắt đầu mở quán cafe thì việc lên kế hoạch dự trù cho những khoản chi phí phải bỏ ra để đầu tư ban đầu là không thể thiếu.

Việc dự trù kinh phí chính là việc giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả, cần đầu tư vốn vào việc gì, những gì nên mua để không bị lãng phí tiền và thời gian mua sắm.

dự trù chi phí mở quán cà phê

(Dự trù chi phí là khâu khá quan trọng trong việc mở quán cà phê thành công)

Những khoản chi phí chắc chắn bạn sẽ phải nắm trong lòng bàn tay nếu có ý  định mở quán cà phê đó chính là các khoản chi phí cho lắp đặt nội thất, thuê mặt bằng, chi phí sắm sửa máy móc và trang thiết bị phục vụ quá trình pha chế, chi phí chạy quảng cáo, marketing, chi phí cho nguyên vật liệu ban đầu để quán có thể đi vào hoạt động và phục vụ nhu cầu khách hàng.

Những khoản dự trù kinh phí này để tính ra con số cụ thể còn phụ thuộc vào mô hình kinh doanh.  Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo danh sách các khoản chi phí mở quán cà phê của chúng tôi. Từ đó giúp bạn ước tính chi phí chính xác nhất, chủ động nguồn vốn đầu tư khi mở quán. 

8. Tìm và lựa chọn mặt bằng mở quán cafe

Thành công trong việc mở quán cà phê còn phụ thuộc rất nhiều vào mặt bằng, vị trí của quán. Nếu bạn mở quán cà phê tại khu vực gần các văn phòng, công ty, doanh nghiệp, trường học… sẽ có nguồn khách hàng lớn, giúp kinh doanh hiệu quả.

(Mặt bằng quán cà phê thuận tiện sẽ giúp việc kinh doanh của bạn hiệu quả hơn)

Lưu ý lớn nhất trong việc tìm và thuê mặt bằng để kinh doanh quán cà phê là chọn mặt bằng rộng rãi, có chỗ cho khách để xe. Nên chọn nơi mặt bằng nơi mặc định là nơi để uống cafe. Ví dụ, bạn nên chọn mặt bằng nơi có nhiều quán cafe, rồi làm tốt hơn đối thủ là bạn thắng. 

9. Chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục mở quán cà phê

Việc mở quán cà phê cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định hiện hành của pháp luật. Tùy theo quy mô quán cà phê của bạn, tuy nhiên về cơ bản để mở quán cafe bạn cần chuẩn bị các thủ tục như sau:

  • Giấy phép kinh doanh đúng lĩnh vực dịch vụ, quán cà phê. 
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Xác định những loại thuế phải nộp theo quy định của nhà nước.

    thủ tục mở quán cà phê

    (Cần chuẩn bị đầy đủ các thủ tục pháp lý cho việc mở quán cafe)

    Tham khảo bài viết các thủ tục đăng ký kinh doanh dưới đây. Trong đó hướng dẫn cụ thể quy trình, thủ tục, nơi nhận hồ sơ giúp bạn dễ dàng hơn trong khâu đăng ký kinh doanh khi mở quán cafe của mình.

    10. Thiết kế không gian, trang trí quán cà phê

    Quán cà phê là nơi gặp gỡ, thưởng thức cà phê nên đa số khách hàng sẽ lựa chọn nơi có không gian thỏa mái. Do đó việc lựa chọn thiết kế và trang trí cho quán cà phê cũng chính là một trong những điểm mấu chốt làm nên sự thành công của quán. 

 

(Không gian quán cà phê nói lên đặc trưng của quán)

11. Chọn mẫu và lên thực đơn cho quán cafe

Chắc chắn sự thành công của một quán cà phê phụ thuộc rất nhiều vào thực đơn đồ uống. Sự đa dạng của đồ uống có thể đáp ứng được phần lớn nhu cầu của các nhóm khách hàng. Thông thường một menu đồ uống tại quán cà phê sẽ được chia làm nhiều list đồ uống, cụ thể như sau:

  • Các loại cà phê truyền thống bao gồm cà phê đen pha phin, cà phê sữa.
  • Loại cà phê mới lại bắt trào lưu như cà phê dừa, cà phê kem bơ, cà phê trứng.
  • Cà phê theo phong cách Ý nổi tiếng như Espresso, Latte, Cappuccino
  • Thức uống dinh dưỡng, nước ép, sinh tố, sữa chua hoa quả.
  • Trà trái cây, túi lọc.
  • Nước uống thông dụng không thể thiếu là nước suối, nước ngọt.
  • Những món điểm tâm như bánh ngọt, ăn vặt. 

 

12. Tìm địa chỉ cung cấp nguồn cà phê uy tín

Địa điểm, mô hình, thiết kế, trang trí, không gian quán cà phê là vô cùng quan trọng. Đây là những yếu tố ban đầu thu hút khách hàng đến với quán của bạn. Tuy nhiên, bí quyết giữ chân khách đó là chất lượng cà phê. Để có cà phê ngon phục phụ nhu cầu người thưởng thức, bạn nên tìm cho mình một địa chỉ cung cấp uy tín, chất lượng.

Trên kinh nghiệm về cách nhận biết cà phê sạch, nguyên chất và khả năng đánh giá chất lượng cà phê của bạn. Chúng tôi tin rằng bạn có thể tự mình nhận ra đâu là mẫu cà phê thích hợp cho quán của mình.

13. Lên danh sách các vật dụng cho quán

Tùy theo hình thức kinh doanh, mô hình quán cà phê bạn đang xây dựng mà có cách trang bị vật dụng khác nhau. Ví dụ: nếu bạn kinh doanh cà phê hiện đại, bạn nên quan tâm về các máy tạo áp suất, các dụng cụ pha syphon..

Tuy nhiên khi bạn kinh doanh cà phê truyền thống, bạn chỉ chú ý về phin cafe và các vật dụng đơn giản hơn.

lên danh sách vật dụng cho quán cafe

Lên danh sách các vật dụng cần mua cho quán cafe của bạn.

Ngoài việc trang bị các dụng cụ, vật dụng đặc trưng theo mô hình cà phê, những vật dụng sau đây là không thể thiếu: tủ lạnh, máy xay cà phê..

Để trả lời câu hỏi mở quán cà phê cần những gì một cách rõ ràng nhất. Bạn nên lập danh sách các thiết bị dụng cụ cần mua sắm cùng với giá dự kiến. Việc này sẽ giúp hạn chế thiếu sót và ước tính được chi phí cho việc trang bị dụng cụ cần thiết.

14. Mua sắm, bố trí nội thất cho quán cafe

Bên cạnh việc trang bị các dụng cụ pha chế thì việc mua sắm nội thất bên trong quán không kém phần quan trọng. Tùy theo phong cách quán cà phê mà việc mua sắm nội thất sẽ có những đặc trưng đi cùng.

(Nhượng quyền Anna - Các vật dụng sẽ được Anna hỗ trợ bố trí theo các gói)

Đã đến lúc mua sắm và bố trí nội thất cho quán cà phê của bạn rồi đấy.

Tương tự như việc mua sắm vật dụng, bạn cũng cần lập danh sách các hạng mục cần trang bị và chi phí tương ứng để có thể cân đối chi phí tổng thể cho việc mở quán cà phê.

15. Tuyển nhân viên phục vụ quán cafe

Tùy theo quy mô quán cà phê của bạn mà có các vị trí nhân viên khác nhau. Thông thường cần các vị trí: Barista hay còn gọi là nhân viên pha chế, nhân viên thu ngân, nhân viên phục vụ và bảo vệ. Trong việc tuyển nhân viên cho quán cà phê bạn cần lưu ý như sau:

Với một ngành dịch vụ như mở quán cà phê thì việc lựa chọn ngoại hình là yếu tố khá quá trọng. Nếu nhân viên ăn nói khéo léo, ngoại hình ưa nhìn, có kinh nghiệm và tác phong nhanh nhẹn thì chắc chắn khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái hơn mỗi khi đến với quán.

(Anna Coffee hỗ trợ tuyển dụng cho quý khách hàng)

Việc viết thông báo tuyển dụng nhân viên phục vụ tại quán cần rõ ràng về mức lương, ca làm, yêu cầu cụ thể để có thể khoanh vùng được những ứng viên tiềm năng, đỡ mất thời gian phỏng vấn nhiều lần mà không có kết quả như mong muốn.

Một chú ý quan trọng, bạn cần tránh tuyển nhân sự ồ ạc. Việc tăng nhân sự cần dựa trên thực tế lượng khách hàng đến quán của bạn. 

16. Tiến hành quảng bá trước khi mở quán cafe 

Có rất nhiều cách để thực hiện việc quảng cáo như thông qua phát tờ rơi, đồng phục nhân viên, logo thương hiệu. Hoặc bạn có thể chọn hình thức marketing online như: facebook, youtube. 

marketing cho quán cafe

(Khâu marketing giúp nhiều người biết đến quán cà phê của bạn hơn)

Bên cạnh đó, hãy tìm cho quán cà phê của bạn một câu Slogan hoặc đặt ra tiêu chí hoạt động, tôn chỉ của quán về dịch vụ và chất lượng sản phẩm để mỗi khi nhắc đến quán cà phê của bạn, khách hàng sẽ nghĩ ngay đến sự riêng biệt mà bạn tạo ra.

17. Khai trương quán cà phê

Khai trương quán cà phê là một hình thức marketing gián tiếp đến tất cả mọi người. Việc khai trương thu hút sẽ định vị được trong tâm trí khách hàng khu vực này có quán cafe mới. 

(Cần chuẩn bị kỹ để lễ khai trương quảng bá tốt hình ảnh quán cafe của bạn)

 

Việc khai trương quán bằng chương trình ưu đãi, bằng mini game, give away hoặc bằng nhiều hoạt động marketing khác sẽ giúp bạn PR thương hiệu rất tốt. 

Tuy nhiên, để việc khai trương diễn ra thuận lợi và hiệu quả bạn cần chuẩn bị kế hoạch khai trương bao gồm: thời gian khai trương, dự trù lượng người tham gia, ngân sách cho ngày khai trương,…

 

Một vài lưu ý cho quán cafe của bạn

Bên cạnh các bước mở quán cafe trên đây thì trong bản kế hoạch mở quán cafe của bạn nhất định không bỏ qua một số điểm như:

Thêm một số món ăn nhẹ vào thực đơn: Ngoài đồ uống thì bạn có thể thêm vào thực đơn một số món ăn nhẹ hoặc đồ ăn vặt. Để xây dựng được menu đồ ăn nhẹ, bạn cần phải xác định xem đối tượng khách hàng bạn đang hướng đến là ai. Nếu như là đối tượng học sinh, sinh viên thì các món ăn vặt chính là điểm thu hút. Ngược lại, đối với những người đi làm, trung tuổi thì những món ăn tráng miệng sẽ được họ lựa chọn nhiều hơn.

Lắp đặt hệ thống wifi cho quán: Khi đến một quán cafe, quán ăn hay nhà hàng thì wifi luôn là điểm đầu tiên khách hàng nghĩ đến. Vì vậy, bạn cần trang bị hệ thống wifi cho quán cafe của mình. Nên lưu ý, nên đặt tên wifi cùng với tên của quán là cách giú

17 KINH NGHIỆM GIÚP BẠN MỞ QUÁN CÀ PHÊ THÀNH CÔNG