20/03/2020 18:31
Kinh doanh quán cà phê là một trong những xu hướng khởi nghiệp được rất nhiều người quan tâm. Bởi nhu cầu xã hội về ăn uống cao đồng thời đây là hình thức kinh doanh mang lại lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu mở quán cà phê, bạn cần nghiên cứu kỹ về thị trường, đối thủ, quy trình và cách thức triển khai. Dưới đây là các bước chi tiết để mở quán cà phê bạn nên tham khảo.
Nhiều người khi mở quán cafe thường bỏ qua bước nghiên cứu thị trường mà bắt đầu ngay với bước xây dựng ý tưởng kinh doanh quán cafe. Tuy nhiên, đây chính là lý do đầu tiên dẫn đến việc các quán cafe sau một thời gian mở cửa đều làm ăn thua lỗ và không có khách hàng. Như ông bà ta đã đúc kết “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, việc nghiên cứu thị trường luôn luôn là một bước không thể thiếu cho dù bạn kinh doanh cafe hay bất cứ thứ gì.
Về cơ bản, khi thăm dò, khảo sát thị trường, bạn cần phải trả lời được các câu hỏi dưới đây:
Về thị trường:
Đối thủ là ai?
Họ bán cái gì
Giá bao nhiêu?
Địa điểm bán hàng
Điểm mạnh điểm yếu của thị trường
Về khách hàng:
Khách hàng mục tiêu là ai?
Độ tuổi khách hàng mục tiêu
Nghề nghiệp chính của họ
Khả năng chi trả cho sản phẩm
Thói quen tiêu dùng
Lên ý tưởng cho quan cafe là một việc hết sức quan trọng. Ý tưởng của quán cafe cần phải dựa trên từ đối tượng khách hàng hướng tới và số vốn đầu tư mà chủ quán sở hữu. Lên ý tưởng quán cafe sẽ giúp bạn định hình được quy mô, phong cách thiết kế và menu cho quán.
Phong cách cafe take away: Ý tưởng quán cafe này rất nổi tiếng ở các nước phát triển và được ưa chuộng tại Việt Nam. Với mô hình này, phần đông khách hàng hướng tới là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, những người thích mua cafe và mang đi hơn là ngồi uống tại chỗ.
Phong cách cafe truyền thống: Các quán cafe truyền thống của Việt Nam thường có phân khúc khách hàng chủ yếu là người đi làm, trung niên, … Những người này có thời gian để ngồi tại quán thưởng thức những ly cafe, đồ uống.
Kinh doanh cafe nhượng quyền: Hình thức kinh doanh cafe nhượng quyền không còn mới lạ tại Việt Nam. Thực tế, để xây dựng nên một thương hiệu cafe cạnh trên được trên thị trường ngày nay rất khó khăn. Bởi vậy, rất nhiều chủ quán lựa chọn tìm đến những thương hiệu cafe danh tiếng để mua lại thương hiệu, hưởng kinh nghiệm, công nghệ pha chế có sẵn.
Lên kế hoạch kinh doanh chi tiết, liệt kê các đối thủ cạnh tranh trong khu vực, bao gồm những đối thủ trực tiếp (các nhà hàng phục vụ cùng loại) và đối thủ gián tiếp (các nhà hàng phục vụ loại đồ ăn khác).
Kế hoạch của bạn càng chi tiết thì khi ban thực hiện các công việc sẽ càng hiệu quả nên hãy lập một kế hoạch chi tiết nhất có thể nhé. Trong kế hoạch bạn cần vạch ra cần phải làm những việc gì, trong bao lâu, việc nào trước, việc nào sau, chi phí cho mỗi công việc như thế nào?
Đây là điều có lẽ bất cứ một chủ quán cafe nào cũng không thể bỏ qua. Mỗi một mô hình quán cafe lại có yêu cầu về diện tích mặt bằng khác nhau. Mặt bằng của một quán cafe sân vườn cần phải rộng, thoáng khí. Trung bình, diện tích một quán cafe sân vườn khoảng 50 – 100 mét vuông. Mặt bằng của các quán cafe take away thường tại các vị trí mặt đường, vỉa hè thoáng đãng, đông người qua lại có diện tích khoảng 15 – 25 mét vuông.
Mật độ phương tiện lưu thông là tiêu chí phản ánh số lượng khách hàng tiềm năng của quán bạn. Các quán cafe take away, cafe bình dân, nhỏ, … thường thích đặt tại vị trí có nhiều người qua lại, như vậy, số lượng khách ghé quán sẽ đông hơn. Ngược lại, các quán cafe sách, cafe vườn lại không chú trọng điều này bởi cần một không gian sự thanh tịnh, yên ả.
Bất kì chủ quán nào cũng quan tâm đến giá tiền mặt bằng. Hãy tham khảo và tìm hiểu kĩ giá mặt bằng khu vực xung quanh để cân nhắc và tránh bị ép giá khi thuê.
Tư vấn thủ tục mở nhà hàng và các giấy phép cần xin trước khi kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành. Bạn lưu ý cơ quan cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho đơn vị cũng chính là cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về an toàn thực phẩm của nhà hàng trong thực tế.
Ngay khi đã có địa điểm ưng ý, việc tiếp theo bạn cần hoàn thiện chính là thiết kế, trang trí cho không gian quán cafe. Từ ý tưởng ban đầu, bạn đã có được chủ đề, phong cách và hình ảnh quán mà bạn mong muốn. Nếu chưa có kinh nghiệm, hãy tìm những đơn vị chuyên setup, thiết kế quán với giá dao động khoảng 200K/1m2.
Hiện nay có nhiều thiết kế nổi bật mà bạn dễ dàng lựa chọn, bạn có thể tự thiết kế không gian quán cafe theo ý tưởng của mình để tạo nét độc lạ. Nhưng nếu bạn không có ý tưởng gì, tham khảo những đơn vị thi công thiết kế là lựa chọn hợp lý. Hiện nay mỗi ngày có nhiều quán cafe ra đời với nhiều phong cách thiết kế khách nhau. Bạn cũng có thể học hỏi pha trộn các phong cách để tạo nét riêng nhưng nên nhớ thiết kế phong cách quán phải phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.
Từ những thông tin thu được qua việc nghiên cứu thị trường, thấu hiểu khách hàng và kết hợp với ý tưởng kinh doanh ban đầu, bạn sẽ biết được mình muốn đưa gì vào trong menu. Tuy nhiên, không nên “tham” đưa tất cả vào trong thực đơn vì sẽ khiến khách hàng cảm thấy rối không biết gọi đồ gì. Bí quyết để khách hàng nhớ đến là quán cafe phải có một loại độc đáo mà ở nơi khác chưa có chẳng hạn như nhắc đến chuỗi Highlands người ta nhớ đến món trà sen vàng hay The Coffee House là trà đào và các loại Maccchiato.
Tùy vào kinh phí và quy mô của quán của bạn mà chọn lựa thiết bị pha chế phù hợp. Nếu quy mô quán lớn, nhu cầu của khách hàng cao, đa dạng bạn nên đầu tư hệ thống máy pha chế để tiết kiệm thời gian cũng như tạo sự chuyên nghiệp cho quán. Nếu quy mô nhỏ đối tượng là bình dân thì bạn nên sử dụng những dụng cụ thông thường nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao.
Việc kinh doanh quán cafe có thuận lợi hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ phục vụ của nhân viên. Nhân viên phục vụ quán cần tạo ấn tượng dễ chịu, luôn thái độ nhiệt tình, niềm nở.
Nhân viên pha chế cần phải có kĩ năng, kiến thức về các loại đồ uống, tay nghề cao, vị giác tốt, có óc thẩm mỹ và kinh nghiệm làm việc.
Nếu quán bạn thuê nhân viên bảo vệ thì cần những người khỏe mạnh, thật thà trung thực, nhiệt tình và thân thiện.
Quan tâm đến các hoạt động marketing sẽ giúp quán cafe của bạn tăng độ phủ sóng, thu hút sự chú ý của mọi người, với thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc đầu tư cho marketing là vô cùng cần thiết. Có rất nhiều hình thức marketing ngày nay mà các bạn có thể lựa chọn như phát tờ rơi; quảng cáo trên facebook, google; sử dụng card visit và thẻ thành viên; Poster, Standee, bảng hiệu, băng rôn quảng cáo; thường xuyên khuyến mãi đồ uống; … Quan trọng hơn cả vẫn là cung cấp dịch vụ chất lượng tốt nhất.
Để kinh doanh quán cà phê cho dù là với người mới bắt đầu hay với những người đã có kinh nghiệm đều không hề dễ dàng. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, nếu muốn bắt đầu mở quán cà phê, sẽ còn rất nhiều những vấn đề bạn cần giải quyết. Đừng ngần ngại liên hệ cho Anna Coffee để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết.